81 tuần trước — 12 phút đọc
Doanh nghiệp: Tập đoàn ZO GROUP
Chủ tịch HĐQT: Nguyễn Thành Viên
Ngành: Khách sạn, khu nghỉ dưỡng, du lịch
Năm thành lập: 2008
Vị trí: Hà Nội, Việt Nam
ZO GROUP là tổ chức hoạt động đa lĩnh vực trong đó chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như: đầu tư tài chính, bất động sản, khách sạn, nhà hàng, căn hộ cao cấp cho người nước ngoài thuê và các khu nghỉ dưỡng. Ngoài ra, ZO GROUP cũng là tổ chức thực hiện các dự án về công nghệ thông tin, giáo dục đào tạo. Bên cạnh đó, ZO GROUP mở rộng quy mô về hỗ trợ tư vấn setup, quản lý vận hành cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ lưu trú. Hiện nay ZO GROUP đang phát triển mô hình kinh doanh hệ thống khách sạn và căn hộ cho thuê trên toàn cầu, tập trung ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Âu; Châu Á như Ấn Độ, Nepal; khu vực Trung Đông như UAE, Dubai,...
GB: Hãy chia sẻ thêm về quá trình phát triển doanh nghiệp của anh
Năm 2008, chúng tôi đầu tư mở 2 khách sạn đầu tiên tại Ấn Độ, là ở Agra và Jaipu, tập trung vào phân khúc khách trẻ và du lịch trải nghiệm. Năm 2010, ZO GROUP mở cơ sở đầu tiên tại số 7 Hàng Muối – Hà Nội theo mô hình Backparker đầu tiên của Việt Nam. Quy mô gồm 30 phòng và 20 giường dorm.
Năm 2014, ZO GROUP mở rộng ra các khách sạn tại Tây Hồ và Hạ Long. Và sau 4 năm, đến năm 2018 thì ZO GROUP đạt quy mô 25 cơ sở tại 7 tỉnh. Trong đó các cơ sở tại Hà Nội, Hạ Long, Mai Châu, Tam Đảo, Hà Giang, Sapa, Mộc Châu.
25 cơ sở lưu trú của ZO GROUP rất đa dạng, từ phân khúc khách sạn 3 sao với 53 phòng ở Tam Đảo, khách sạn 60 phòng tại Hà Nội, khách sạn 36 phòng tại Hạ Long, hay khu villa nghỉ dưỡng tại Ba Vì – Hà Nội…
Năm 2019, Tập đoàn ZO GROUP tái cấu trúc, thành lập thương hiệu Zo Hotels phụ trách phát triển chuỗi khách sạn, Zo Village phụ trách phát triển khu nghỉ dưỡng và Zo Land chuyên đầu tư, phân phối các dự án bất động sản nghỉ dưỡng, đất nền, khu công nghiệp,.. Sau khi tái cấu trúc về thương hiệu, năm 2019 Zo Hotels phát triển khách sạn vươn tâm quốc tế mở đầu với cơ sở Zo Hotels tại Hokaido Nhật Bản, từng bước vươn ra thị trường quốc tế.
Năm 2022, ZO GROUP tham gia đầu tư và phát triển các sản phẩm bất động sản thổ cư, bất động sản công nghiệp và bất động sản nghỉ dưỡng với tên thương hiệu ZO LAND.
GB: Điều gì làm doanh nghiệp của anh khác biệt?
Cơ sở đầu tiên tại số 7 Hàng Muối – Hà Nội là cơ sở lưu trú theo mô hình Backpacker đầu tiên của Việt Nam. Với kinh nghiệm 10 năm hoạt động trong lĩnh vực lưu trú, 25 cơ sở của ZO GROUP đã có mặt tại Ấn Độ và Việt Nam. Với năng lực quản lý vận hành khách sạn nhiều năm, chúng tôi có nhiều lợi thế đàm phán và mua bán khách sạn với giá tốt nhất, thấp hơn 30-40% so với thị trường.
Chúng tôi cũng tập trung phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Hiện nay, đội ngũ cán bộ nhân viên của ZO GROUP tại Việt Nam là hơn 150 người, trong đó có hơn 80 nhân viên hoạt động trực tiếp tại các cơ sở lưu trú và 70 nhân viên văn phòng, có 5 - 8 chuyên gia nước ngoài trực tiếp làm việc tại Việt Nam. 80% số nhân viên trong ZO GROUP có trình độ đại học chuyên ngành quản trị, dịch vụ du lịch và kinh tế. Ngoài ra, không chỉ bộ phận nhân viên vận hành, mà toàn bộ nhân viên ZO GROUP có khả năng giao tiếp tiếng Anh cơ bản, một số thành thạo tiếng Trung, Nhật, Hàn... Mục tiêu nhân sự năm 2025 là 250 người. Hiện nay, ZO GROUP đã hợp tác đào tạo nhân sự và tìm kiếm nguồn nhân lực Nhà hàng - Khách sạn, hướng dẫn viên du lịch chất lượng cao với rất nhiều cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
GB: Đâu là những khó khăn lớn nhất doanh nghiệp anh gặp phải?
Khó khăn lớn nhất là vấn đề cạnh tranh. Doanh nghiệp phải đối mặt với một môi trường kinh doanh cạnh tranh, với nhiều đối thủ cùng ngành hoạt động, đặc biệt là những doanh nghiệp du lịch và khách sạn phục hồi sau đại dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, việc xâm nhập và mở rộng thị trường mới có thể là một thách thức đối với doanh nghiệp, trong đà phục hồi sau dịch Covid-19. Việc nắm bắt nhu cầu và thị hiếu của khách hàng mới, xây dựng mô hình khách sạn và khu nghỉ dưỡng hiệu quả, đồng thời tạo dựng hình ảnh thương hiệu đối với khách hàng mới đòi hỏi nỗ lực và đầu tư đáng kể, không chỉ ở cơ sở vật chất, nguồn nhân lực mà còn nhiều yếu tố khác.
GB: Giấc mơ cho doanh nghiệp của anh là gì?
Giai đoạn năm 2023-2025, ZO GROUP tập trung vào 4 hoạt động cốt lõi
Phát triển chuỗi khách sạn Zo Hotels bằng hình thức mua bán sáp nhập vào chuỗi khách sạn Zo Hotels với các khách sạn hoạt động kém hiệu quả. Mục tiêu tới năm 2025 sẽ đạt quy mô 500 khách sạn tại Việt Nam và Toàn Cầu. ZO GROUP mua bán và tham gia tái cấu trúc vận hành để khai thác hiệu quả hơn.
Hoạt động cốt lõi thứ 2 là đầu tư các khu nghỉ dưỡng quy mô lớn, như dự án nghỉ dưỡng tại Buôn Mê Thuật với diện tích 26 ha, bao gồm khu villa nghỉ dưỡng, sân golf 9 lỗ và nhà hàng cao cấp. Ngoài ra ZO GROUP đang xúc tiến triển khai các dự án bất động sản và nghỉ dưỡng tại Bắc Quang – Hà Giang, Tuyên Quang.
Hoạt động cốt lõi thứ 3 là phát triển các dự án bất động sản công nghiệp tại Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thái Nguyên, vì với năng lực phát triển khách quốc tế từ năm 2010, ZO GROUP hàng năm tiếp đón hàng nghìn các chuyên gia, các nhà đầu tư quốc tế tới tìm hiểu các dự án đầu tư tại Việt Nam, đây là một lợi thế để ZO GROUP phát triển các dự án bất động sản công nghiệp và nghỉ dưỡng.
Cuối cùng là phát triển thị trường khách sạn quốc tế, thu hút vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư nước ngoài. Năm 2025, mục tiêu định giá của chúng tôi đạt 150 triệu đô la từ các quỹ đầu tư nước ngoài.
Chúng tôi có tầm nhìn chiến lược trở thành thương hiệu tập đoàn khách sạn tốt nhất và đa dạng về các loại hình lưu trú, có uy tín về chất lượng dịch vụ tại Việt Nam và trên trường Quốc tế. Bên cạnh trụ sở chính và 25 Cơ sở lưu trú, ZO GROUP có văn phòng đại diện du lịch tại Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Đông, Pháp, Anh, Mỹ, Đức. Chúng tôi muốn phát triển chuỗi khách sạn, nghỉ dưỡng ra thị trường quốc tế, vì nó đạt được 3 thứ: Chứng minh năng lực quản trị vận hành; Nâng tầm thương hiệu Việt và Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
GB: Anh tin rằng GroBanc có thể hỗ trợ SME và các doanh nhân như thế nào?
GroBanc là nền tảng kết nối đã phủ sóng ở nhiều quốc gia. Việc tham gia nền tảng mang tới cho SME cơ hội tìm kiếm những khách hàng mới với những cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường mới. Nhờ có GroBanc, bên cạnh khách hàng mới, chúng tôi có thể kết nối với cả những nhà cung ứng từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, GroBanc được kỳ vọng sẽ hỗ trợ đáng kể SME và doanh nhân Việt trong quá trình chuyển đổi số, với những giải pháp và hỗ trợ phù hợp dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
GB: Điều anh muốn chia sẻ để truyền cảm hứng tới các doanh nhân khác?
Quá trình toàn cầu hóa đi kèm với thách thức, khi các doanh nghiệp gặp sự cạnh tranh gay gắt từ không chỉ các đối thủ trong nước mà còn ở các công ty trên toàn cầu. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần có chiến lược hợp lý, biết tận dụng tốt điểm mạnh của mình, đồng thời có kế hoạch khắc phục những điểm hạn chế. Các chủ doanh nghiệp không nên tập trung quá vào cái lợi trước mắt, bỏ qua các giá trị cốt lõi và đạo đức, mà nên tập trung vào việc mang lại giá trị thực tế cho khách hàng, nhân viên và các bên liên quan, có kế hoạch rõ ràng, có như thế mới phát triển bền vững được.
Bên cạnh đó, trong trường hợp của doanh nghiệp Việt, chúng ta chưa có thế mạnh lớn về công nghệ, nên việc tập trung đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, áp dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh là rất cần thiết để theo kịp sự phát triển của thời tại. Tôi rất mong GroBanc có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong hành trình này.
GB: Cảm ơn anh vì đã tham gia buổi phỏng vấn!
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Bài viết này chỉ dựa vào thông tin được chia sẻ bởi thành viên nổi bật. GroBanc GlobalLinker không cần phải xác nhận các quan điểm, ý kiến & sự thật do thành viên đưa ra.
Đọc nhiều nhất trong tuần này
Bình luận
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký để tham gia bình luận