Chuyển đổi số và những trăn trở của DNVVN

Chuyển đổi số và những trăn trở của DNVVN

Công nghệ kỹ thuật số

Linh Nguyen

Linh Nguyen

80 tuần trước — 12 phút đọc

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp được định nghĩa là việc tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả quản lý, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo ra các giá trị mới. Các hoạt động chuyển đổi số có thể bao gồm từ việc số hóa dữ liệu quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp, áp dụng công nghệ số để tự động hóa, tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ, quy trình quản lý và sản xuất kinh doanh. Ai cũng biết việc chuyển đổi số là cần thiết, thậm chí có vai trò sống còn với sự phát triển của doanh nghiệp, nhưng nhiều chủ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn đang e ngại khi đứng trước bài toán thay đổi này. Điều này có thể bắt nguồn từ tâm lý e ngại sự đổi mới, những băn khoăn không có lời giải đáp, hay do doanh nghiệp có những suy nghĩ không đúng về chuyển đổi số. Trong bài viết này, GroBanc sẽ giúp bạn đọc giải đáp một số băn khoăn thường có từ trước tới nay, ngăn cản doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến gần hơn với quá trình chuyển đổi số.

 

1. Chuyển đổi số chỉ diễn ra ở bộ phận công nghệ thông tin?

Được coi là vấn đề liên quan tới công nghệ, nhiều doanh nghiệp cho rằng đầu tư chuyển đổi số là hoạt động đầu tư vào bộ phận công nghệ thông tin (IT), với trang thiết bị và phần mềm hiện đại. Tuy nhiên, quan niệm này là sai lầm.

 

Chuyển đổi số cần có sự tham gia của toàn bộ doanh nghiệp, từ ban lãnh đạo doanh nghiệp tới các bộ phận có liên quan, “số hóa” các hoạt động của các phòng ban. Sự hợp tác giữa kinh doanh và công nghệ là chìa khóa của chuyển đổi số. Để khiến quá trình chuyển đổi số gia tăng giá trị cho một tổ chức, ban điều hành cần làm việc với trưởng bộ phận để xây dựng chiến lược, lập kế hoạch, từ đó cùng nhân viên triển khai và áp dụng lên toàn bộ tổ chức. Như vậy, đối với tất cả các tổ chức, chuyển đổi số không thể là hoạt động một chiều từ riêng bộ phận IT.

 

2. Chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ là con số khổng lồ, không phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa?

Suy nghĩ chuyển đổi số cần nguồn vốn dồi dào là điều cản trở doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN/SMEs) tìm tới các giải pháp chuyển đổi số. Khi được khảo sát, nhiều doanh nghiệp phản ánh họ đã nghĩ tới và hiểu được tầm quan trọng của chuyển đổi số, nhưng họ không có tiền và nguồn lực cho việc này. Họ tin rằng trong tương lai, khi tài chính vững mạnh, có phần dư thừa, họ sẽ dành sự quan tâm cho vấn đề này sau. Với doanh nghiệp, chi phí đầu tư vào các giải pháp công nghệ số và chi phí triển khai, duy trì công nghệ tương đối cao so với các chi phí khác mà doanh nghiệp đang phải chịu, trong khi hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh không thể hiện rõ trong thời gian ngắn hạn.

 

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số hoàn toàn có thể diễn ra từ từ, dựa trên nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp. Trên thực tế, có những phần mềm hỗ trợ chỉ có giá 10$/1 người dùng – một con số quá nhỏ so với hiệu quả mà công nghệ có thể mang lại cho doanh nghiệp. Đây không còn là bài toán chi phí, là nỗi trăn trở khi doanh nghiệp không có tài chính dư thừa, mà là bài toán về việc phân tích và lập kế hoạch phù hợp cho công ty. Trong đường đua kinh doanh, tất cả các doanh nghiệp đều có thể trở nên lỗi thời, không bắt kịp với xu hướng thị trường và các doanh nghiệp khác nếu không có công nghệ kỹ thuật số. Việc đầu tư một khoản nhỏ vào chuyển đổi số có thể là chi phí khiến ban lãnh đạo e dè khi không mang lại kết quả ngay lập tức trong ngắn hạn, nhưng nếu không thay đổi, thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ bị vượt lên trong tương lai gần.

 

3. Doanh nghiệp lo sợ chỉ có một mình trên hành trình chuyển đổi số

Chuyển đổi số, tuy không phải là một khái niệm mới, nhưng dường như vẫn còn xa lạ với doanh nghiệp. Giống như khi bắt đầu một điều mình chưa từng làm, doanh nghiệp sẽ không biết phải bắt đầu từ đâu, và e ngại khi chỉ có một mình trên chặng đường này. Hiểu được khó khăn của doanh nghiệp, chính phủ và các tổ chức liên quan luôn sẵn sàng trợ giúp khi doanh nghiệp cần. Một trong những chương trình hỗ trợ tiêu biểu có thể kể tới dự án USAID LinkSME, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 do Bộ Kế hoạch đầu tư thực hiện. Ngoài ra, khi tìm hiểu về các giải pháp, các tổ chức triển khai cũng có đội ngũ tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp, và minh chứng thực tế từ các doanh nghiệp đã thành công chuyển đổi số trước đó. Là một nhà cung cấp các phần mềm cải thiện hiệu suất và giải pháp số, GroBanc cũng rất hân hạnh được đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình này.

 

4. Nhân lực không đủ năng lực, thiếu nhân sự cho những giai đoạn quan trọng

Nhân lực không đủ năng lực để tiếp nhận chuyển giao công nghệ được coi là một trong những điểm khiến doanh nghiệp e ngại khi nhắc tới chuyển đổi số. Sự e ngại, thờ ơ từ chính người lao động là rào cản lớn nhất để thực hiện số hóa hoạt động của toàn doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thiếu chuyên gia, nhân lực nội bộ am hiểu về công nghệ số, không đủ nguồn lực khi tiến hành triển khai là rào cản đối với doanh nghiệp, giảm khả năng đạt thành công trong chuyển đổi số.

 

Tuy nhiên, những vấn đề này hoàn toàn có thể giải quyết. Căn cứ trên nguồn lực, chiến lược, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định về nhân sự theo 03 hướng: Thuê, tự thực hiện hoặc kết hợp. Doanh nghiệp có thể thuê chuyên gia hoặc thuê doanh nghiệp để hỗ trợ. Ở qui mô vừa và nhỏ, doanh nghiệp nên thuê cố vấn và sau đó đào tạo nhân sự hoặc tuyển dụng nhân sự phụ trách và tự thực hiện. Nếu thời gian rút ngắn, doanh nghiệp nên thuê tư vấn triển khai song song, đồng thời tuyển dụng nhân sự để tiếp quản. Tối thiểu doanh nghiệp cần 02 người (một là lãnh đạo và một là chuyên viên phụ trách toàn thời gian) để bắt đầu việc lập kế hoạch chuyển đổi số. Khi triển khai các dự án thì lấy thêm nhân sự của các bộ phần chuyên môn và tuyển bổ sung ở mức hạn chế nhân sự chuyên trách để tránh việc dư thừa sau khi hoàn thành dự án. Nếu có tính khác biệt lớn và cần chuyên trách thực hiện vận hành về sau, doanh nghiệp cũng có thể lập hẳn những bộ phận, đội ngũ mới thực hiện và vận hành các dự án, nhưng điều này thường ứng dụng với các doanh nghiệp lớn.

 

5. Rủi ro dư thừa nhân lực – nỗi sợ cho người lao động và bài toán cho nhà quản trị

Ngược lại với nỗi sợ thiếu nhân lực, doanh nghiệp và người lao động mang tâm lý lo sợ rủi ro khi nhân sự không đáp ứng hoặc dư thừa sau chuyển đổi số khi đã triển khai xong quá trình chuyển đổi số. Nỗi sợ này là có căn cứ, nhưng không phải là vấn đề đáng lo ngại. Trên thực tế, trong các cuộc cách mạng công nghiệp, việc thay thế sức lao động giản đơn bằng máy móc không chỉ làm tăng hiệu quả sản suất mà còn thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động. Nhiều vị trí biến mất, nhưng cũng có nhiều vai trò mới được ra đời. Sự hiện đại hóa hoạt động kinh doanh sẽ trở thành động lực để người lao động học hỏi, chuyển tiếp sang các vị trí khác. Để không bị thay thế hoàn toàn, chắc hẳn người lao động cũng cần học hỏi, thay đổi, nhưng thay vì lo sợ bị sa thải, họ có thể nghĩ về những chặng đường sự nghiệp mới. Khi bộ máy trở nên tinh gọn hơn, chủ doanh nghiệp có thể bố trí các công việc mới cho nguồn lực dư thừa, từ đó có thể tạo thêm những vai trò mới, hỗ trợ hoạt động kinh doanh, thậm chí tạo nên một mảng kinh doanh tạo lợi nhuận mới, giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận vẫn với nguồn lực có sẵn.

 

Thông qua bài viết này, GroBanc hy vọng có thể hỗ trợ bạn đọc giải đáp những lo ngại của doanh nghiệp khi nhắc tới vấn đề chuyển đổi số. Có thể thấy, những băn khoăn của doanh nghiệp có thể lý giải, và cũng hoàn toàn có thể giải quyết, GroBanc hy vọng doanh nghiệp sẽ tự tin hơn khi tiếp cận với những giải pháp số cho doanh nghiệp của mình. Với mục tiêu quan trọng nhất là đối tác chiến lược giúp doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, GroBanc mang tới những giải pháp chuyển đổi số, phần mềm hiệu suất được thiết kế dựa trên nhu cầu của chính doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả, tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó, GroBanc cũng mang tới nền tảng kết nối doanh nghiệp, nơi doanh nghiệp có thể tìm kiếm khách hàng, nhà cung cấp để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới.

 

GroBanc – Trung tâm Tài chính và Tăng trưởng dành cho SMEs

 

Để khám phá các cơ hội kinh doanh, hãy liên kết với tôi bằng cách nhấp vào nút 'Kết nối' trên Thẻ eBiz của tôi.

Bình luận

Đăng bởi

Linh Nguyen

Business Manager & Business Development - for GroBanc