81 tuần trước — 6 phút đọc
Hàng nghìn năm trước, khi con người bắt đầu có sự giao thương, chợ đã hình thành và trở thành một phần không thể thiếu của mọi nền văn hóa. Từ những hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ đơn sơ ở các quầy hàng truyền thống, nay chợ đã phát triển và tiến hóa thành một nền tảng kết nối online, nơi những thương vụ mua bán tiền tỷ có thể được giao dịch chỉ sau một cú click chuột. Vậy quá trình trao đổi, mua bán hàng hóa dịch vụ của con người đã thay đổi như thế nào? Hãy cùng GroBanc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Theo các nhà khảo cổ học, chợ xuất hiện khi con người bắt đầu có hoạt động trao đổi hàng hóa. Chợ là nơi mọi người tập trung để mua bán, trao đổi thực phẩm, gia súc và các loại hàng hóa khác. Các phiên chợ thường diễn ra lẻ tẻ, tự phát ở từng khu vực địa phương.
Một trong những phiên chợ đầu tiên được ghi nhận ở Babylon, Ba Tư, và sau đó là ở Trung Đông và châu Âu. Từ những ghi nhận đầu tiên vào thế kỷ 11, những phiên chợ tự phát ở châu Âu dần được thay thế bởi những phiên chợ chính thống, với quy định rõ ràng vào thế kỷ 12. Được xây dựng vào thế kỷ 15, Grand Bazaar ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) được ghi nhận là một trong những trung tâm thương mại đầu tiên trên thế giới trải dài hơn 60 phố với hơn 4000 gian hàng.
Tới thế kỷ 19, khi giao thông và trao đổi thông tin phát triển, cùng với nhu cầu gia tăng của con người, các hoạt động giao thương càng diễn ra tấp nập hơn. Việc vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt và đường biển cùng ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao thương của người bán và người mua trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, chính sự phát triển của công nghệ thông tin vào cuối thế kỷ 20 đã dẫn tới một định nghĩa mới về nơi người bán và người mua giao thương – sàn thương mại điện tử.
Thương mại điện tử là nền tảng online, kết nối người bán và người mua, với các giao dịch có thể được thực hiện ở mọi nơi trên thế giới qua mạng internet. Không còn phải đến trực tiếp những gian hàng ở chợ truyền thống hay chịu rào cản về địa lý, thời gian hoạt động, etc., người mua có thể mua hàng chỉ với một cú click chuột hay vài thao tác trên điện thoại, và người bán có thể phục vụ hàng nghìn người mua cùng một lúc.
Được thành lập vào năm 1969, Compuseve được ghi nhận là sàn thương mại điện tử đầu tiên. Trải qua hai thập kỷ, thế giới chứng kiến sự bùng bổ của Internet kéo theo sự xuất hiện của những “ông lớn” như Amazon (1995), Paypal (1998), Alibaba (1999), Shopify (2004), etc. Những sàn thương mại điện tử này đã thay đổi hoàn toàn cách thức hoạt động của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh của dịch Covid-19. Năm 2021, thương mại điện tử được ước tính tạo ra 5.2 triệu tỷ USD doanh thu, và dự kiến sẽ vượt 7 triệu tỷ USD vào năm 2025. Với hơn 5 tỷ người dùng internet trên toàn thế giới, xu hướng kết nối và hành vi tiêu dùng trên nền tảng online được hứa hẹn sẽ bùng nổ trong thời gian tới.
Sự phát triển của thương mại điện tử kéo theo sự thay đổi trong mô hình kinh doanh của không chỉ doanh nghiệp B2C mà còn cả các doanh nghiệp B2B. Các doanh nghiệp hiện nay có thể lựa chọn kinh doanh theo hình thức truyền thống, theo hình thức online hoàn toàn, hoặc kết hợp phân phối cả online và offline. Tuy nhiên, để không bị tụt hậu, các doanh nghiệp cần có chiến lược phù hợp để phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh trong thời đại số như hiện nay.
Là một nền tảng kết nối doanh nghiệp, GroBanc mang tới sàn thương mại điện tử B2B nơi SMEs có thể tìm kiếm khách hàng và các cơ hội kinh doanh mới. Bên cạnh đó, GroBanc cũng cung cấp các phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và vận hành một cách hiệu quả hơn.
GroBanc – Trung tâm Tài chính và Tăng trưởng dành cho SMEs
Nguồn tham khảo: Tổng hợp của tác giả
SMEs là gì? – Định nghĩa SME ở các quốc gia ASEAN
80 tuần trước
Doanh Nghiệp Huy Động Vốn Như Thế Nào?
80 tuần trước
Đọc nhiều nhất trong tuần này
Bình luận
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký để tham gia bình luận